26 công thức Excel dành cho công việc Hành Chính Nhân Sự

Trang chủ   /   Tin tức   /   26 công thức Excel dành cho công việc Hành Chính Nhân Sự

26 công thức Excel dành cho công việc Hành Chính Nhân Sự

Bạn làm nghề Hành Chính Nhân Sự không thể thiếu các công thức Excel để hỗ trợ bạn công việc trong vấn đề quản lý hành chính nhân sự.26 công thực dươi đây bất kỳ ai làm HCNS đều phải biết



Xem thêm:

LẤY LẠI FILE EXCEL CHƯA KỊP LƯU TRÊN WINDOWS HOẶC FILE ĐÃ BỊ GHI ĐÈ    
Cách đánh số trang bất kỳ trong Excel, theo ý muốn
HƯỚNG DẪN ĐỔI SỐ THÀNH CHỮ TRONG EXCEL

I. Các hàm xử lý chuỗi

1.  Hàm LEFT

Cú pháp: LEFT(Text,n)

Text: là chuỗi ban đầu;I. Các hàm xử lý chuỗi

1.  Hàm LEFT

Cú pháp: LEFT(Text,n)

Text: là chuỗi ban đầu;n: Số ký tự cần cắt;

Công dụng: Cắt n ký tự tính từ trái của một chuỗi;

Ví dụ:

LEFT(“VIDUEXCEL”,4) = ?

2. Hàm RIGHT

Cú pháp: RIGHT(Text,n)

Text: là chuỗi ban đầu;

n: Số ký tự cần cắt;

Công dụng: Cắt n ký tự trong chuỗi ban đầu kể từ bên tay phải;

Ví dụ: RIGHT(“VIDUEXCEL”,5) = ?
 

3. Hàm MID

Cú pháp: MID(Text, m, n)

Text: Chuỗi văn bản;

m: vị trí ứng với ký tự đầu cần lấy trong Text;

n: Số ký tự cần cắt;

Công dụng: Trích ra n ký tự kể từ vị trí bất kỳ (m) trong chuỗi văn bản;

Ví dụ: MID(“VIDUEXCEL”,5,6) = ?

4. Hàm LEN

Cú pháp: LEN(Text)

Công dụng: Trả về chiều dài của chuỗi ký tự;

Ví dụ: LEN(“VIDUEXCEL”) = ?

5. Hàm TRIM

Cú pháp: TRIM(Text);

Công dụng: Loại bỏ các khoảng trắng trong chuỗi ký tự (chỉ để lại một khoảng cách giữa các từ);

Ví dụ: TRIM(“             Hoàng Quốc Uy              ”) = ?

Toán tử thường dùng với chuỗi

Để đảm bảo máy tính văn phòng hoạt động ổn định Chúng ta lên định kì Bảo Trì Máy Tính

Tham khảo Phần mềm quản lý nhân sự Excel

II. Các hàm toán  học

6. Hàm SUM

Cú pháp: SUM(Number1, Number2,…)

Công dụng: Tính tổng một dãy số;

7. Hàm SUMIF

Cú pháp: SUMIF(Dãy số 01, Điều kiện so sánh, Dãy số 02)

Dãy số 01: Dùng để tính tổng và so sánh với điều kiện so sánh;

Dãy số 02: Chỉ những số thuộc dãy số 02 được tính tổng nếu điều kiện so sánh giữa “Dãy số 01 và Điều kiện so sánh” thỏa mãn;

Công dụng: Tính tổng dãy số theo một điều kiện cho trước;

8. Hàm tính trung bình cộng AVERAGE

Cú pháp: AVERAGE(Number1, Number2,…)

Công dụng: Tính trung bình cộng của một dãy số;

9. Hàm MAX

Cú pháp: MAX(Number1, Number2,…)

Công dụng: Trả về giá trị lớn nhất trong dãy số được liệt kê;

10. Hàm MIN

Cú pháp: MIN(Number1, Number2,…)

Công dụng: Trả về số bé nhất trong dãy số được liệt kê;

11.  Hàm COUNT

Cú pháp: COUNT(Value1, Value2,…)

Công dụng: Đếm ô chứa số trong bảng;

12. Hàm COUNTIF

Cú pháp: COUNTIF(Dãy số, điều kiện logic)

Công dụng: Trả về số ô chứa giá trị thỏa mãn một điều kiện logic nào đó;

Ví dụ: Bạn hãy theo dõi trong phần ví dụ ở file Bài tập thực hành đính phía dưới bài viết này!

13. Hàm MOD

Cú pháp: MOD(value1, value2)

Công dụng: Trả về phần dư trong phép chia của value1 với value2;

14. Hàm INT

Cú pháp: INT(số thập phân);

Công dụng: Trả về phần nguyên của một số thập phân;

Ví dụ: Bạn hãy theo dõi trong phần ví dụ ở file Bài tập thực hành đính phía dưới bài viết này!

15. Hàm làm tròn ROUND

Cú pháp: ROUND(Value1, n)

Công dụng: Làm tròn số thập phân Value1;

Ví dụ: ROUND(21.04567,2) = 21.05

Chú ý: nếu n>0 thì làm tròn đến chữ số n sau dấu chấm thập phân; Nếu n< 0 thì làm tròn đến chữ số |n|+1 trước dấu chấm thập phân, các chữ số đứng liền sau chữ số thứ |n|+1 ở trước dấu chấm thập phân đều chuyển thành số 0;

Toán tử thường dùng với các hàm toán học

III. Hàm điều khiển rẽ nhánh và hàm tìm kiếm

16. Hàm điều khiển rẽ nhánh IF

Cú pháp: IF(Logic_Test, Value1, Value2)

Công dụng: Nếu biểu thức Logic_test  là True thì câu lệnh IF trả về giá trị Value1, ngược lại thì trả về giá trị Value2;

Ví dụ: Bạn hãy theo dõi trong phần ví dụ ở file Bài tập thực hành đính phía dưới bài viết này!

17. Hàm tìm kiếm VLOOKUP

Cú pháp: VLOOKUP(Value1, Table_Array, Col_Index, Range_Lookup)

Value1: Giá trị cần dò tìm;

Table_Array: Bảng giá trị cần dò;

Col_Index: Số thứ tự của cột cần lấy dữ liệu từ Table_Array;

Range_Lookup: Phạm vi tìm kiếm (1: Dò tìm tương đối; 0: Dò tìm chính xác);

Công dụng: Trả về giá trị của một ô ứng với cột Col_Index trong bảng Table_Array và dòng ứng với giá trị Value01 tìm được trong bảng Table_Array;

Ví dụ: Bạn hãy theo dõi trong phần ví dụ ở file Bài tập thực hành đính phía dưới bài viết này!

Xem thêm: Tài Liệu nhân sự tổng hợp tại Đây

IV. Hàm ngày tháng

18. Hàm TODAY()

Cú pháp: TODAY()

Công dụng: Trả về ngày tháng năm hiện tại của hệ thống;

Ví dụ: = TODAY() => Kết quả = ?

19. Hàm NOW()

Cú pháp: NOW()

Công dụng: Trả về ngày tháng năm và giờ phút hiện tại của hệ thống;

Ví dụ: = NOW() => Kết quả = ?

20. Hàm DAY

Cú pháp: DAY(DateValue)

Công dụng:  Trả về stt ngày của một giá trị kiểu dữ liệu ngày – tháng – năm

Ví dụ:

DAY(235) = ?;                                                      DAY(3/19/2014) = ?

21. Hàm MONTH

Cú pháp: MONTH(DateValue)  

Công dụng: Trả về tháng ứng với giá trị kiểu ngày tháng năm hoặc số ngày trong năm;

Ví dụ:

MONTH(235) = ?;                                   MONTH(3/19/2014) = ?;

22. Hàm YEAR

Cú pháp: YEAR(DateValue)

Công dụng: Trả về năm tương ứng với kiểu dữ liệu dạng ngày;

Ví dụ:

YEAR(3/19/2014) = ?

23. Hàm WEEKDAY

Cú pháp: WEEKDAY(Datevalue)

Công dụng:

Trả về thứ trong tuần ứng với kiểu dữ liệu dạng ngày tháng năm;

Hàm trả về giá trị trong khoảng từ 1 đến 7 (ứng với chủ nhật đến thứ 7);

Ví dụ:

= WEEKDAY(3/19/2014) => Kết quả = ? (Thứ mấy?)

V. Các hàm logic

24. Hàm AND

Cú pháp: AND(Logic1, Logic2,…)

Công dụng:

Hàm trả về giá trị TRUE nếu các biểu thức Logic1, Logic1,…đều trả về giá trị TRUE; Hàm trả về giá trị FALSE khi ít nhất một biểu thức Logic trả về giá trị FALSE;

Ví dụ:

AND(3>2, 4 >1, 5 >4) = ?

AND(3<2, 4 >1, 5 >4) = ?

25. Hàm OR

Cú pháp: OR(Logic1, Logic2,…)

Công dụng: Hàm trả về giá trị TRUE nếu một trong các biểu thức Logic1, Logic1,…trả về giá trị TRUE; Hàm trả về giá trị FALSE khi tất cả các biểu thức Logic1, Logic2,… trả về giá trị FALSE;

Ví dụ:

OR(3>2, 4 >1, 5 >4)  = ?

OR(3<2, 4 <=1, 5<4) = ?

26. Hàm NOT

Cú pháp: NOT(Logic)

Công dụng: Hàm trả về giá trị phủ định của biểu thức logic;

Ví dụ:

NOT(3>2) = ?

NOT(3<2) = ?

Nguồn : hoangquocuy.wordpress.com

Bài viết liên quan