QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay mỗi tòa nhà đều rất cần phải có hệ thống điện nhẹ. Tuy đây là một phần rất nhỏ của một dự án nhưng mang lại giá trị lợi ích rất nhiều cho nhà quản lý cũng như người sử dụng.
Những dịch vụ mà Minh Phú mang đến cho khách hàng trong thi công hệ thống điện nhẹ bao gồm:
1. Hệ thống kiểm soát ra vào (Access Control): Hệ thống giúp quản lý ra vào trong tòa nhà, công trình, quản lý các cửa ra vào và cả thang máy
2. Hệ thống chấm công: (Attendance): Hệ thống giúp quản lý thời gian làm việc của nhân viên, theo dõi số ngày nghỉ hoặc đi làm muộn.
3. Hệ thống camera quan sát: Hệ thống này giúp giám sát an ninh trong tòa nhà, công ty.
4. Hệ thống tổng đài điện thoại: Giúp duy trì kết nối thông báo liên lạc ra cả bên ngoài và trong nội bộ
5. Hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống có khả năng phát cảm biến hiện ra đám cháy và báo động giúp giảm thiểu tối đa hậu quả của đám cháy.
6. Hệ thống âm thanh công cộng (Public Adress): Đây là hệ thống âm thanh thông tin công cộng dung truyền đạt những thông báo, thông tin mà không cần gọi điện cho từng người.
7. Hệ thống chống trộm tự động: Hệ thống giúp phát hiện và báo động khi có người cố gắng đột nhập nhằm đảm bảo an ninh.
8. Hệ thống âm thanh hội thảo: là hệ thống dung trong hội thảo, trong phòng họp và hội nghị.
9. Hệ thống mạng Internet, Lan, wan: Đây là hệ thống không thể thiếu ở bất cứ đâu giúp người sử dụng trung cập mạng, chia sẻ tài liệu…
Minh Phú xin giới thiệu về quy trình thi công hệ thống điện nhẹ để mọi người có thể tham khảo và theo dõi.
1. Bản vẽ thiết kế thi công hệ thống điện nhẹ
- Trường hợp chủ đầu tư đã có bản vẽ thi công sẵn Minh Phú sẽ thi công theo đúng như bản vẽ thiết kế.
- Trường hợp chủ đầu tư chưa có bản vẽ thi công Minh Phú sẽ thiết kế bản vẽ thi công hệ thống điện nhẹ để cùng chủ đầu tư thống nhất phương án rồi sẽ tiến hành thi công theo phương án tối ưu nhất.
2. Đi ống điện âm tường
- Xác định vị trí đặt của ống điện âm tường theo như bản vẽ. Dùng máy khoan cầm tay khoan đúng vị trí đã xác định
- Sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu sẽ tiến hành trát lại tường như cũ.
3. Đi ống điện âm sàn bê tông
- Dùng sơn để đánh dấu vị trí các hộp nối trung gian trên sàn.
- Đặt các hộp nối vào các vị trí đã được đánh dâu sẵn, dung ống điện nối vào các hộp nối đã được đặt sẵn. Nghiệm thu khi đường ống hộp nối đã đạt tiêu chuẩn có thể tiến hành đổ bê tông sản đối với công trình vẫn đang xây dựng chưa xong.
- Đối với các công trình đã hoàn thiện thì phải dung khoan để đục sau khi đã đi ống xong thì dung xi măng để trát lại
4. Lắp đặt máng cáp
- Máng cáp dung để đi các dây cáp nhằm tránh trầy xước các hệ thống dây cáp điện.
- Lắp đặt các máng cáp vào các vị trí đã được đánh dấu. Các máng cáp phải được nối đất bằng các dây cáp đồng bọc PVC tạo thành hệ thống tiếp đất để đảm bảo an toàn cho hệ thông cáp.
5. Thông ống điện và kéo dây
- Dùng dây mồi tiến hành kéo dây theo bản vẽ thiết kế và phải đánh dấu từng tuyến theo số hoặc theo màu dây
6. Lắp đăt tủ trung tâm
- Lắp đặt tủ theo đúng vị trí trong bản vẽ thi công.
- Lắp cấp nguồn điện cho tủ
- Kiểm tra độ cách điện, Đảm bảo ạn toàn điện và các thiết bị.
7. Kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống
- Chạy thử các thiết bị
- Nếu có lỗi xảy ra phải khắc phục ngay
- Sau khi đã chạy thử thì tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư.