BẢO TRÌ MÁY TÍNH KHẮC PHỤC LỖI KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC MÁY

Trang chủ   /   Tin tức   /   BẢO TRÌ MÁY TÍNH KHẮC PHỤC LỖI KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC MÁY

BẢO TRÌ MÁY TÍNH KHẮC PHỤC LỖI KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC MÁY

Nếu một ngày nào đó, bạn thấy laptop của mình không khởi động được. Điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là tìm đến dịch vụ bảo trì máy tính. Bạn hãy thử qua các bước làm sau biết đâu máy tính bạn sẽ hoạt động lại được bình thường. Nếu bạn làm các bước như dưới đây mà không được thì mới cần mang đi bảo trì máy tính của mình nhé.
Các cách dưới đây được áp dụng cho máy tính có HDH Windows 7, Windows 8/8.1 và Windows 10.

 1. Bạn cần kiểm tra lại nguồn dây – sạc pin

Đây là trường hợp thường xuyên gặp nhất khiến máy tính của bạn không khởi động được. Có thể do chân cắm lapop bị lỏng (hoặc hỏng), do sạc pin bị hỏng hay do cắm lỏng, do sự cố về đường điện khác,. ..
 
Cách thức kiểm tra với bước làm này cũng khá đơn giản.
+ Nếu bạn nghi do ổ cắm điện bị lỗi. Bạn hãy lấy một thiết bị khác cắm vào ổ điện này xem có hoạt động được không, hoặc bạn có thể cắm máy tính của mình vào một ổ điện khác trong nhà.
+ Kiểm tra lại sạc pin laptop: Việc này cũng rất cần thiết, bạn nên xem sạc pin này có đúng với dòng máy cần hay không, nhiều trường hợp sạc pin loại khác cũng có chân sạc trùng với máy của bạn nhưng điện áp của nó lại không đủ đáp ứng cho máy thì máy tính của bạn cũng không thể khởi động được. Trường hợp sạc pin cắm sang máy tính khác cũng không sử dụng được thì chắc chắn sạc của bạn đã bị hỏng và cần mua sạc mới.

2. Kiểm tra lại màn hình laptop

Trường hợp bạn khởi động máy tính và không thấy màn hình chạy nhưng vẫn thấy tiếng động phát ra từ ổ cứng hay quạt tản nhiệt. Điều này cho thấy rằng màn hình máy tính của bạn đang gặp vấn đề.  Nếu máy tính có tiếng phát ra thì bạn nên mang máy tính vào góc tối và kiểm tra xem màn hình có điểm sáng hay hình ảnh mờ nào không?
+ Trường hợp bạn vẫn thấy hình ảnh mờ mờ trên màn hình, thì chứng tỏ cao áp của máy tính đã bị hỏng. Lúc này bạn có thể tự thay cao áp tại nhà nếu như bạn biết cách làm, nếu không bạn cần đến dịch vụ bảo trì máy tính để họ sửa lại cho bạn. 
+ Trường hợp 2, nếu máy tính của bạn vẫn có tín hiệu đang khởi động nhưng màn hình tối đen thì rất có thể màn hình LCD của máy bị lỗi. Lúc này cũng như việc thay cao áp nếu bạn có thể tự thay thì hãy mua màn hình về thay hoặc không thì mang đến dịch vụ bảo trì máy tính. Giá của một màn hình LCD không nhỏ, nên nếu máy tính của bạn đã sử dụng lâu năm thì bạn nên cân nhắc lại xem nên mua một LCD mới hay là mua một máy tính mới là hợp lý nhé.

3. Kiểm tra laptop có đang cắm USB hay thẻ nhớ có cắm bộ cài Windows không?

Nếu 2 hiện tượng trên không phải là nguyên nhân khiến máy tính của bạn không khởi động được. Bạn hãy kiểm tra xem máy tính của bạn có đang cắm USB hay thẻ nhớ có cắm bộ cài Windows hay không? Nếu có bạn hãy rút bỏ chúng ra và khởi động lại máy tính lần nữa.

4.  Sử dụng đĩa cứu hộ như Hiren’s Boot CD, WinBuilder, MiniPE, … để khôi phục lại sự cố

Trường hợp 4 nếu máy tính không khởi động được có thể là do máy bạn bị nhiễm virus và chúng đã ăn mất những thành phần hệ thống. Trường hợp này bạn có thể khắc phục sự cố bằng việc cài lại máy hoặc sử dụng đĩa cứu hộ như Hiren’s Boot CD, WinBuilder, MiniPE, …
- Trường hợp bạn cài lại máy tính sẽ khiến dữ liệu hiện có trong máy tính bị mất đi.
- Đối với trường hợp 2 bạn sử dụng đĩa cứu hộ thì hệ thống sẽ trở lại trạng thái ổn định sau khi quét virus trong môi trường DOS hoặc PE và khắc phục lại sự cố do virus gây ra.

5. Khởi động lại máy ở chế độ Safe mode

Ngay cả khi máy tính của bạn không khởi động được bình thường bạn vẫn có thể vào Windows bằng chế độ Safe mode. Sau khi máy tính khởi động bạn nhấn F8, trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo và bạn chọn Safe mode.
 
Nếu máy tính của bạn bị lỗi không khởi động được do xung đột giữa các phần mềm hoặc driver thì sau khi bạn vào được Safe Mode, bạn hãy lần lượt gỡ bỏ các chương trình vừa được cài đặt hoặc driver mà bạn mới cập nhật. Sau đó cho khởi động lại máy là được.

6. Máy tính lên nguồn nhưng xuất hiện thông báo lỗi “No boot device” hoặc “Disk Error”

Trường hợp máy tính của bạn vẫn lên nguồn nhưng xuất hiện thông báo lỗi “No boot device” hoặc “Disk Error” thì có nghĩa là máy tính của bạn không thể khởi động từ ổ cứng đang cài Windows. Lúc này bạn hãy vào BIOS hoặc UEFI để kiểm tra lại thiết lập boot xem có đúng không.
 
- Trường hợp ổ cứng không xuất hiện trong danh sách thì có thể ổ cứng của bạn đã bị lỗi và máy sẽ không thể khởi động được nữa.
- Trường hợp mọi thứ trong BIOS đều ổn, bạn cần chèn đĩa cài Windows hoặc đĩa phục hồi để chạy Startup Repair. Bạn không cần cố gắng chạy lệnh Fixmbr hay Fixboot vì khi chạy Startup Repair sẽ tự động chạy lại lệnh đó cho bạn. Nếu  dữ liệu nào đó đã ghi đè lên  boot sector của ổ đĩa thì Startup Repair sẽ tự sửa lại boot sector. Bạn hãy chắc chắn rằng thứ tự khởi động của BIOS và UEFI là đúng trước khi công cụ phục hồi không được dung nạp, nếu việc khắc phục này không làm khởi động lại được máy tính thì có thể máy tính của bạn đang gặp sự cố về ổ cứng.

7. Khởi động máy màn hình xuất hiện lỗi màu xanh

 
Khi bạn cho khởi động máy tính và màn hình của bạn xuất hiện lỗi màu xanh này thì máy tính của bạn có thể gặp sự cố về phần cứng hoặc phần mềm. Trường hợp này bạn có thể tìm đến dịch vụ bảo trì máy tính hoặc tìm kiếm cách giải quyết sự cố màn hình xanh trên máy tính trên Google.

8. Kiểm tra xem nguyên nhân có phải nằm ở phần cứng

Cũng có trường hợp thanh RAM  không tương thích cũng sẽ khiến máy tính không khởi động được. Nếu việc máy tính mới được thay một thanh RAM mới và sau đó bạn không khởi động lại được máy tính, thì bạn nên tháo bỏ thanh RAM mới đi và trả lại thanh RAM cũ trước đó. Nếu máy tính lại lên thì chúc mừng bạn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn nâng cấp máy thì chắc chắn bạn vẫn phải đi mua thêm một thanh RAM mới khác.
 
Nếu vấn đề không phải do thanh RAM thì ổ cứng có thể lại là thủ phạm của việc này. Lúc này bạn hãy ghé tai vào máy tính xem ổ cứng có hoạt động không và nếu có thì tiếng động phát ra có êm hay không? Dấu hiệu dễ nhận thấy cho rằng ổ cứng của bạn đang gặp vấn đề là ổ cứng sẽ phát ra tiếng động lạ và lặp lại đều đặn. Lúc này thì chắc chắn rằng bạn nên tìm đến dịch vụ bảo trì máy tính nhờ họ khắc phục. Và có thể nhờ họ khắc phục lấy lại dữ liệu cũ trong máy tính nếu có thể được.

9. Bạn cần tháo và lắp lại pin cho máy tính.

Bạn hãy thử ngắt kết nối cáp nguồn và sau đó tháo rời pin ra khỏi máy tính trong ít nhất một phút. Sau một phút hãy lắp lại pin vào máy tính, bạn kết nối lại cáp nguồn và khởi động lại máy tính.
Tất cả các máy tính dù khác nhau nhưng việc tháo pin ra có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên đối với Mac đời mới sử dụng pin tích hợp sẽ khiến người dùng không thể tự tháo dời được pin. Trường hợp bạn vẫn đang sử dụng máy Windows hay Linux thì bạn có thể tháo pin cũ ra và thay pin mới vào được dễ dàng.

10. Bạn hãy  xả hết điện còn trong máy ra

Đôi khi chỉ cần một lượng điện nhỏ còn nghẽn lại trong máy cũng sẽ khiến máy tính của bạn không khởi động được. Bạn có thể xả hết điện còn lại trong máy ra bằng cách sau:
- Ngắt kết nối AC Adapter đồng thời tháo pin máy tính ra.
- Bạn hãy giữ nút nguồn ít nhất 15 giây.
- Bạn hãy cắm lại AC Adapter (không lắp lại pin) vào máy tính.
- Nhấn nút nguồn để khởi động lại máy tính.
Nếu bạn thực hiện các cách làm trên mà không thấy có hiệu quả thì lúc này bạn cần tìm đến dịch vụ bảo trì máy tính để nhờ họ kiểm tra và khắc phục sự cố cho máy tính của bạn. 

 

Bài viết liên quan