BẢO TRÌ MÁY TÍNH CÁCH NHẬN DIỆN VÀ KHẮC PHỤC LỖI MÁY TÍNH KHÔNG NHẬN Ổ USB

Trang chủ   /   Tin tức   /   BẢO TRÌ MÁY TÍNH CÁCH NHẬN DIỆN VÀ KHẮC PHỤC LỖI MÁY TÍNH KHÔNG NHẬN Ổ USB

Bảo trì máy tính cách nhận diện và khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ USB


Do nhu cầu công việc cần lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, việc sử dụng USB để lưu trữ là điều không phải hiếm gặp nữa. Một phần vì dung lượng máy tính không lưu trữ đủ và cũng vì một phần USB hiện giờ có giá khá rẻ nên việc sử dụng USB để lưu trữ dữ liệu không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên, đôi khi má tính bạn sử dụng Windows 10 sẽ gặp phải sự cố máy tính không nhận USB thì cách bảo trì máy tính lúc này sẽ như thế nào?
Để khắc phục được đúng lỗi bạn cần thực hiện các bước xử lý sau:
-    Bạn cần cài đặt lại driver USB cho máy tính 
 
Bạn hãy kết nối USB với máy tính, sau đó click chuột phải vào nút Start và chọn Device Manager.
 
Trong cửa sổ Device Manager . Bạn tìm và click vào nhóm phần cứng Universal Serial Bus Controllers .
 
Trong danh sách các driver USB mở rộng, bạn click phải chuột vào mục "USB Composite Device", và chọn Uninstall device.
 
Khi bạn thực hiện xong thao tác trên sẽ có cửa sổ xác nhận thao tác “Uninstall Device”. Bạn hãy click “Uninstall” để đồng ý tác vụ tháo gỡ driver đã chọn.
 
Khi quá trình tháo gỡ đã hoàn tất, bạn lại tiếp tục thực hiện tháo gỡ với các driver “USB Root Hub”.
 
Sau khi bạn đã thực hiện xong các thao tác tháo gỡ cần thiết trên, bạn hãy tháo USB ra khỏi máy tính và chờ trong khoảng 01 phút. Sau đó hãy kết nối lại USB với máy tính, lúc này Windows sẽ tiến hành nhận diện và cài đặt lại USB.
-    Tiến hành đặt lại Letter and Paths cố định cho USB để đề phòng trong tương lai Windows không nhận diện USB
Để thực hiện được thao tác này, bắt buộc bạn phải thực hiện đầy đủ các thao tác trên bước 1. Sau đó bạn hãy kết nối lại USB với máy tính, mở Start và chọn Disk Management.
 
Trong cửa sổ thông báo Disk Management, USB của bạn sẽ được đặt là "DISK 1", bạn click phải chuột vào phân vùng USB sau đó click chọn Change Drive Letter and Paths...
 
Trên cửa sổ “Change Drive Letter and Paths for D: ()” bạn hãy nhấn chọn tên phân vùng USB sau đó chọn Add để tiến hành đặt Letter cho phân vùng.
 
Sau khi việc đặt Letter cho phân vùng đã đặt xong, bạn hãy khởi động lại Registry Editor từ thanh tìm kiếm.
 
Tiếp theo bạn điều hướng đến "HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Class" và tiến hành xóa bỏ 2 key là "4D36E980-E325-11CE-BFC1-08002BE10318" và "4D36E967-E325-11CE-BFC1-08002BE10318".
Sau đó bạn khởi động lại máy tính để thay đổi này có hiệu lực.
-    Bước cuối bạn cần kiểm tra lại thiết bị và cổng USB
Sau khi bạn đã thực hiện đầy đủ các thao tác trên nhưng khi cắm lại USB vào máy tính thì máy tính vẫn không nhận diện. Bạn hãy cắm thử vào các cổng USB khác của máy tính, nếu các cổng khác cũng không nhận diện trong khi bạn cắm chuột và bàn phím vẫn sử dụng được bình thường. Thì khả năng cao là USB của bạn đang bị lỗi.

Bạn cũng đừng quên cắm thử USB đó vào một vài máy tính khác trước khi tính bỏ nó nhé. Nếu cắm vào máy tính khác mà sử dụng được bình thường thì khả năng máy tính của bạn đang bị hư cổng USB hoặc máy tính đang bị lỗi phần mềm. Còn trường hợp cắm USB vào máy tính khác cũng không nhận diện được thì USB của bạn đã bị hỏng.
 
Trong trường hợp chỉ máy tính mình không nhận diện được USB, bạn hãy sử dụng cọ mềm lau bụi trong khe USB, sau đó cố định lại sợi cáp USB được nối từ cổng USB vào bo mạch trên máy tính. Sau đó bạn kết nối lại USB với máy tính xem có phải lỗi do cổng kết nối USB hay không.

Nếu bạn đã thực hiện tất cả các bước trên mà máy tính vẫn không nhận diện được USB thì bạn có thể nhờ các cá nhân hay công ty bảo trì máy tính để khắc phục giúp bạn sự cố này.

Bài viết liên quan